Forum08d2_SVBK Đà Nẵng

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

    An toàn điện gắn với an toàn tính mạng, tài sản

    Admin
    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 496
    Join date : 02/01/2010
    Đến từ : Quảng Ngãi

    An toàn điện gắn với an toàn tính mạng, tài sản Empty An toàn điện gắn với an toàn tính mạng, tài sản

    Bài gửi by Admin Fri Oct 08, 2010 8:54 pm

    Làm thế nào để đảm bảo cấp điện an toàn và liên tục cũng như an toàn tính mạng, tài sản của người dân khi sử dụng điện trong mùa mưa bão đang được quan tâm. Ông Phan Vinh, Giám đốc Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (CTĐLTTH) cho biết:

    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Ngành điện có đặc thù là hầu hết tài sản đều nằm ngoài trời, lưới điện trải rộng, đi qua nhiều địa hình đồi núi, đầm phá. Khi mưa to, bão lớn thường bị đứt dây, đổ cột điện nên công tác chuẩn bị sẵn sàng đối phó với những sự cố bất ngờ, đảm bảo cung cấp điện an toàn, liên tục luôn được CTĐLTTH đặc biệt chú trọng. Trước mùa mưa bão hàng năm, công ty luôn xây dựng kế hoạch phòng chống lụt bão trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm từ công tác phòng chống lụt bão của những năm trước.

    Từ công ty đến các điện lực trực thuộc kiện toàn Ban chỉ huy phòng chống lụt bão (PCLB). Tại công ty luôn thường trực đội xung kích PCLB, gồm những người có sức khoẻ và kỹ năng nghề nghiệp tốt, sẵn sàng xử lý sự cố và chi viện cho các điện lực và địa phương trong trường hợp cần thiết. Đối với hệ thống lưới điện, công ty chủ động xây dựng các phương án, từ đó chuẩn bị vật tư, nhân lực, chỉ đạo các đơn vị trực thuộc kiểm tra, thí nghiệm định kỳ các trạm biến áp và hệ thống tiếp địa, xử lý tồn tại sau thí nghiệm định kỳ, phát quang hành lang tuyến, kiểm tra hệ thống thông tin liên lạc, xác định những điểm xung yếu có thể xảy ra sự cố… để khắc phục kịp thời.

    Ngoài ra, thực hiện phương châm “5 tại chỗ” các điện lực đã xây dựng phương án, kế hoạch PCLB cụ thể phù hợp tình hình thực tế quản lý của từng đơn vị. C Các điện lực còn được trang bị máy phát điện dự phòng, phục vụ công tác chỉ đạo PCLB và đảm bảo thông tin liên lạc cho công tác điều hành. Đối với những vùng thường bị chia cắt do sạt lở, tắc đường, ngập lụt, như: Nam Đông, A Lưới, Quảng Điền…, ngoài việc chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm dự phòng, vật tư thiết bị, các đơn vị còn chuẩn bị thêm các cột sắt chống đỡ để xử lý nhanh các điểm sự cố. Với những vùng thấp trũng thường bị ngập nước dài ngày, các điện lực trang bị đò đuôi tôm sẵn sàng tham gia ứng cứu.

    Ông có thể cho biết, đến nay, công tác chuẩn bị về người, phương tiện, vật chất để sẵn sàng đối phó với bão lụt đã được thực hiện như thế nào?

    Từ mùa khô, công ty đã triển khai sửa chữa nhiều công trình, với tổng vốn đầu tư hàng chục tỷ đồng. Phần lớn là đại tu, sửa chữa đường dây 35 KV, 22 KV, nâng công suất và xây mới các trạm biến áp để chống quá tải, phát triển lưới điện bán lẻ ở khu vực nông thôn.

    Đối với lưới điện hạ áp 0,4 KV, các điện lực đã tiến hành tổng kiểm tra, vệ sinh công nghiệp, xử lý tiếp xúc, cân pha, sang tải toàn bộ lưới điện. Thay thế các Aptomat kém chất lượng, không đáp ứng các phụ tải lớn vào lúc cao điểm và khắc phục sửa chữa những vị trí mất an toàn như: tiếp địa trạm, địa lặp lại theo tiêu chuẩn kỹ thuật, xử lý những cột có khả năng gãy, đổ, dây dẫn quá tải…. Đồng thời, tiến hành phát quang hành lang an toàn lưới điện và phối hợp với các địa phương bảo vệ đường ra vào các trạm biến áp nhằm đảm bảo an toàn trong mùa mưa bão.

    Chúng tôi còn tập trung cải tạo sửa chữa lưới điện hạ áp nông thôn tại 116/152 xã, phường, thị xã, thị trấn trong tỉnh, theo phương châm ưu tiên những nơi có tổn thất điện năng cao, mất an toàn và công tác quản lý gặp khó khăn. Ngoài ra, ngành điện đang triển khai các dự án nhằm hoàn thiện lưới điện hạ áp nông thôn, giảm tổn thất và nâng cao chất lượng điện năng, đem lại sự công bằng trong việc mua, bán, sử dụng điện cho người dân.

    [You must be registered and logged in to see this image.]
    Kiểm tra lưới điện - ảnh minh họa từ internet

    Khi xảy ra sự cố như chập điện, đứt đường dây do bão, ngập úng do lũ, ngành điện làm gì để đảm bảo cấp điện liên tục, thưa ông ?

    Nhờ thường xuyên nâng cấp, cải tạo hệ thống lưới, trạm và xây dựng các mạch vòng liên lạc trong cấp điện nên khi có ngập úng trên diện rộng, các điện lực vẫn bảo đảm nguồn cung cấp cho các trạm bơm tiêu úng. Nếu xảy ra sự cố vĩnh cửu, công ty sẽ cô lập, khoanh vùng sự cố, có phương án cấp điện qua các mạch vòng để không mất điện trên diện rộng.

    Đối với những sự cố có thể khắc phục nhanh, các điện lực chủ động sa thải phụ tải, tập trung nhân lực khắc phục sự cố đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định cho các trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, quốc phòng, an ninh vừa đảm bảo cấp điện cho những trạm bơm chống úng địa phương.

    Chúng tôi đã chỉ đạo các điện lực thành phố, thị xã, huyện tổ chức tổng kiểm tra lưới điện, phân công cụ thể từng tổ, nhóm, cá nhân kiểm tra và chịu trách nhiệm đối với từng đường dây, từng trạm biến áp, nhất là ở các cột vượt sông, vượt đường, cột có độ cao lớn và các vị trí hãm, néo quan trọng….

    Ngành điện có cảnh báo gì với người dân khi sử dụng điện trong mùa mưa bão hoặc lúc xảy ra sự cố?

    Nhằm hạn chế thiệt hại về người, tài sản do tai nạn điện gây ra trong mùa mưa bão, CTĐLTTH đề nghị các địa phương, cơ quan xí nghiệp và người dân thường xuyên kiểm tra hệ thống điện sinh hoạt. Nếu phát hiện không đảm bảo an toàn, lập tức sửa chữa, thay thế.

    Đối với những khu vực có đường dây điện đi qua, cần kiểm tra, không để điện truyền ra nhà cửa, cây cối, hàng rào hay xuống nước…, có thể gây tai nạn chết người. Khi có mưa to, gió lớn, nếu ở cạnh đường dây điện và trạm điện, phải chú ý đề phòng: dây điện đứt rơi xuống, cây đổ hoặc cành cây gãy đè vào đường dây, trạm điện; cột điện ngã đổ, sứ vỡ, điện bị rò; ngập nước sát tủ điện trạm biến áp; nổ hoặc cháy cáp điện ngầm, đường dây hay trạm điện…

    Nếu phát hiện thấy các sự cố trên, nên cử người canh gác và thông báo cho đơn vị quản lý của ngành điện. Trường hợp có mưa to, gió lớn, lũ lụt có khả năng gây ra sự cố đường dây, trạm điện và tai nạn điện trong nhân dân, Ban chỉ huy PCLB và tổ chức quản lý điện các địa phương cần phối hợp với ngành điện cắt điện cô lập kịp thời những khu vực mất an toàn. Khi thấy có người bị điện giật, cần khẩn trương tách nạn nhân ra khỏi nguồn điện và gọi điện thoại cấp cứu 115.

    Xin cảm ơn ông!
    Theo: Báo ĐT Thừa Thiên-Huế

      Hôm nay: Fri Apr 19, 2024 10:18 pm